Mô hình đa cấp thoát bàn (hay còn gọi là mô hình ma trận chu kì) là một trong những cải tiến đáng kể để tối ưu nhược điểm “thiếu mục tiêu cho thành viên” và tối ưu hoa hồng của mô hình ma trận truyền thống. Cùng Global Hitech tìm hiểu chi tiết về mô hình này, cũng như tham khảo cấu trúc phần mềm đa cấp thoát bàn.
Mô hình đa cấp thoát bàn là gì?
Là sự cải tiến cho mô hình ma trận, mô hình giới hạn chiều rộng và chiều sâu, thường 3 (rộng) x 3 (sâu) hoặc 3 (rộng) x 5 (sâu).Xuất phát từ nhược điểm của mô hình ma trận
- Sản phẩm khó tái tiêu dùng: Sản phẩm hoặc gói đầu tư của công ty khó hoặc không thể tái tiêu dùng. Ví dụ: Gói đầu tư combo sản phẩm, Gói đầu tư tài chính, Gói đầu tư cổ phiếu nội bộ… thành viên sau khi đầu tư xong 1-2 gói sẽ không còn gắn kết với các hoạt động công ty, đôi khi bỏ mặc các sự kiện, đào tạo của công ty.
- Tăng số lượng thành viên không hoạt động: Các thành viên tham gia chỉ là nhà đầu tư không có năng lực xây dựng hệ thống. Thì kết quả sau 1 thời gian ngắn xây dựng những thành viên lâu năm sẽ không hoạt động làm giảm tính liên kết đội nhóm, không còn gắn kết để đạt mục tiêu. Như vậy toàn bộ mục tiêu cả nhóm chỉ được 1 vài người hoạt động tốt gồng gánh.
- Khó đạt mục tiêu cho từng thành viên: các thành viên mới sẽ ỷ lại vào những tuyến trên có năng lực tuyển dụng, cũng như thành viên cấp cao khó đạt mục tiêu tuyển dụng do mục tiêu giờ đây quá lớn nhưng đội nhóm lại không hoạt động hiệu quả.
- Khó loại bỏ những thành viên không hoạt động: thường thành viên không hoạt động trong vòng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm mới được xóa bỏ khỏi hệ thống, khó xét điều kiện về việc hoạt động hay không hoạt động do tính chất của sản phẩm chỉ nâng cấp chứ không được mua lại. Thời gian loại bỏ những thành viên này lâu gây cản trở cho những thành viên hoạt động năng nổ.
- Thời gian tồn tại của mô hình quá ngắn: thường 1 công ty đa cấp nhỏ chỉ tuyển khoảng 1000 người, 1 số công ty có thể từ 5000 – 10.000 người. Trong khi sản phẩm lại không tái tiêu dùng đồng nghĩa khoảng 3-6 tháng mô hình sẽ còn rất ít thành viên mới, thành viên cũ lại không hoạt động do mục tiêu quá lớn.
Cải tiến chu kỳ cho mô hình ma trận ( mô hình thoát bàn)
Đó là sự cải tiến khi các nhà lãnh đạo đa cấp nhận ra những nhược điểm quá lớn cho mô hình này. Những cải tiến này được ví dụ mô hình thoát bàn 3×3 như sau:- Khi bạn có 1 người F1, và bạn được thưởng 5.000.000đ. Bạn và người này cùng cố gắng tuyển thêm 2 người nữa cùng là F1 của bạn. Tổng bạn có 3 F1 là đã thoát được bàn.
- Khi bạn có 3 người F1, và bạn được thưởng 10.000.000đ, bạn thoát bàn 1
- Khi bạn có 9 người F2, và bạn được thưởng 20.000.000đ, bạn thoát bàn 2 và F1 của bạn thoát bàn 1
- Khi bạn có 27 người F3, và bạn được thưởng 40.000.000đ, bạn thoát bàn 3, F1 của bạn thoát bàn 2, F2 của bạn thoát bàn 1.
- Khi hoàn thành 27 người dưới bạn, công ty sẽ cho bạn đăng ký lại 1 vị trí khác để thực hiện lại quy trình như đầu tiên.
- Sau khi hết 1 chu kỳ, thường công ty sẽ trả cho bạn thêm 1 khoản đủ lớn để bạn cảm thấy hài lòng với nỗ lực đạt được, và tiếp tục tham gia 1 chu kỳ mới.
Ưu điểm của mô hình đa cấp thoát bàn
- Dễ đạt mục tiêu do lợi ích của toàn nhóm: Tất cả những người tham gia trước đều giúp người tham gia sau thoát bàn. Khi tất cả thành viên trong nhóm cùng nhau xếp từng vị trí đã quy định sẵn, mục tiêu của mỗi người sẽ nhỏ lại, dễ đạt mục tiêu hơn.
- Mục tiêu sẽ nhỏ hơn, thành viên cấp cao dễ đạt được: ví dụ bạn phải đạt 243 người tham gia ở tầng thứ 4 mới đạt được hoa hồng trong mô hình ma trận, nhưng hiện tại chỉ có 50 người ở tầng thứ 4 và các thành viên cũ đã ngưng hoạt động. Bạn sẽ thấy mục tiêu này quá lớn. Như vậy mô hình thoát bàn cho phép bạn thoát ra khỏi mô hình này khi hoàn tất tầng thứ 3 và bạn sẽ được làm lại từ đầu.
- Bán lại sản phẩm khó tái tiêu dùng: Sau khi đạt 1 chu kỳ, thành viên thoát bàn sẽ tiếp tục đầu tư tiền lại gói đầu tiên. Việc mua lại gói đầu tiên sẽ giúp công ty có thêm doanh thu từ chính những thành viên cũ.
Nhược điểm và giải pháp của mô hình thoát bàn
- Chỉ áp dụng với sản phẩm có biên lợi nhuận lớn: thường biên lợi nhuận sản phẩm, dịch vụ phải từ 70%-90% cho công ty. Biên lợi nhuận thấp làm giảm hoa hồng trả thưởng cho hệ thống. Nhược điểm này là nhược điểm chung của mô hình Nhị phân, mô hình ma trận và thoát bàn.
- Giải pháp:
- Nếu biên lợi nhuận chỉ 50-60% nên chọn mô hình thoát bàn có 4 hàng ngang, để nhận mức hoa hồng cao, người tham gia cần nỗ lực nhiều hơn.
- Nếu viên lợi nhuận từ 70-90% nên chọn mô hình thoát bàn có 3 hàng ngang, giúp thành viên nhanh đạt mục tiêu và có hoa hồng ngay.
- Chỉ áp dụng với sản phẩm không tái tiêu dùng: Với các sản phẩm có tính tái tiêu dùng như hệ thống đa cấp mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đa cấp thương mại điện tử … sẽ không áp dụng mô hình này. Chỉ áp dụng với các Gói đầu tư, Gói khóa học, Gói cổ phiếu và những sản phẩm không tái tiêu dùng.
- Giải pháp: Từ 1 sản phẩm công ty nên thêm các sản phẩm nâng cấp khác, ví dụ:
- Gói đào tạo Đồng: tổng thưởng thoát chu kì 200.000.000 đ
- Gói đào tạo Bạc: tổng thưởng thoát chu kì 300.000.000đ
- Gói đào tạo Vàng: tổng thưởng thoát chu kì 500.000.000đ
- Thu nhập lớn chỉ đến với thành viên tham gia sớm: Những thành viên tham gia sớm được thoát bàn sớm, kết thúc chu kì sớm và lại bắt đầu chu kì mới sớm. Khi việc tuyển dụng của hệ thống suy giảm, những thành viên tham gia muộn chỉ thoát được 1-2 bàn nên thu nhập từ đó cũng ít đi.
- Giái pháp: tăng sự kỳ vọng mà Gói đầu tư mang lại. Ví dụ: mở 1 khuyến mãi cho người đầu tư gói trong 2 tháng, những người tham gia mới sẽ được tặng thêm 1 món quà (ví dụ: cổ phiếu, lãi nhận được nhiều hơn khi đầu tư thời gian này …)
- Thời gian tồn tại không lâu: Mô hình này thường chỉ tồn tại từ 6 tháng tới 1 năm. Thường những hứa hẹn của công ty về các Gói đầu tư chỉ từ 1 năm – 2 năm (ví dụ đầu tư gói 10 triệu sau 1 năm sẽ được 300.000 cổ phiếu nội bộ, được thanh khoản…), những hứa hẹn này đạt được đồng nghĩa công ty thực hiện các lộ trình tiếp theo, hoặc mở thêm dự án mới.
- Giải pháp: Sau 1 thời gian khi hệ thống trì trệ, công ty tiếp tục tung ra các gói đầu tư mới, dự án mới. Điều này cần công ty phải xác định rõ thời gian từ đầu cho 1 dự án, và thông báo sớm về gói mới hoặc dự án mới để người tham gia không có những suy nghĩ tiêu cực về việc này.
Phần mềm đa cấp thoát bàn gồm những chức năng gì?
Sau đây là các Module cơ bản của 1 giải pháp phần mềm đa cấp cần phải có:Chức năng cho thành viên
- Đăng ký, đăng nhập: Xác thực mật khẩu (sdt, email), Quên mật khẩu, thông tin cá nhân
- Danh sách tin tức (chuyên mục tin tức, thông tin, dự án, hướng dẫn …)
- Danh sách sản phẩm (danh mục sản phẩm, chi tiết sản phẩm
- Danh sách khách hàng (danh sách liên hệ, danh sách khách hàng)
- Danh sách thành viên (đăng ký thành viên, mã bảo trợ, đường link giới thiệu…)
- Danh sách đơn hàng của thành viên
- Danh sách hoa hồng của thành viên
- Danh sách thành viên F1
- Cây hệ thống thành viên
- Hiển thị doanh thu, doanh số, hoa hồng dự trù…
- Quản lý ví tiền:
- Đăng ký nạp và rút tiền: Chọn ví tiền muốn nạp hoặc rút và tạo lệnh rút.
- Chuyển đổi tiền giữa các ví tiền
Chức năng của quản trị viên
- Quản lý tin tức
- Quản lý sản phẩm
- Quản lý khách hàng
- Quản lý thành viên
- Kích hoạt, hủy kích hoạt thành viên
- Tìm kiếm, lọc thông tin thành viên
- Quản lý, xét duyệt phần thưởng, cấp bậc của thành viên
- Quản lý phân quyền cho từng cấp quản trị
- Quản lý cấu hình chính sách: động hoặc tĩnh
- Quản lý doanh thu, doanh số
- Thống kê và xuất dữ liệu cho quản trị viên
- Thống kê và xuất các dữ liệu cho bộ phận kế toán tài chính
- Chuyển hoa hồng cho thành viên
- Đối soát cho nhà cung cấp…
- Quản lý hoa hồng thành viên
- Quản lý tiền thưởng: thưởng nóng, thưởng theo sự kiện…
- Quản lý các loại hoa hồng: trực tiếp, gián tiếp…
- Tính hoa hồng dự trù theo thời gian thực, hoa hồng theo tuần, tháng.
- Quản lý cấp bậc, chức danh của thành viên
- Chức danh vĩnh viễn khi đủ điều kiện
- Cấp bậc theo từng tháng: Cấp bậc sẽ quay về vị trí đầu tiên vào mỗi đầu tháng
- Cấp bậc cộng dồn: Cấp bậc sẽ cộng dồn theo quý/năm, theo thời gian tham gia, theo năm tài chính
- Quản lý các tính năng khác của phần mềm
Chức năng khác
- Quản lý cấu hình chính sách động: quản trị viên có thể thay đổi số liệu về chính sách để phù hợp với từng thời điểm
- Các chức năng SEO để tối ưu hóa bài viết theo thuật toán của công cụ tìm kiếm Google
- Xuất dữ liệu:
- Báo cáo thống kê theo từng đối tượng (nhà đầu tư, người mua cổ phiếu…)
- Báo cáo giao dịch tài chính
- Báo cáo xuất nhập hàng hóa
- Danh sách thành viên
- Backup Lưu trữ số liệu tổng hợp