Giải pháp Quản lý Bán hàng hay còn gọi là Phần mềm CRM là giải pháp tất yếu cho mọi doanh nghiệp khi kinh doanh. Phần mềm này thay thế các quy trình truyền thống như Excel… để tối ưu các quy trình bán hàng rõ ràng và dễ thống kế hơn. Từ đó doanh nghiệp nắm rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đề ra phương hướng hợp lý.

Cấu trúc của CRM để Quản lý Bán hàng

Giải pháp Quản lý Bán hàng - Phần mềm CRM
Giải pháp Quản lý Bán hàng – Phần mềm CRM
Quy trình hoạt động của hệ thống CRM gồm 7 mục tương hỗ lẫn nhau:

1.Channels (kênh)

Là nguồn tiếp nhận khách hàng. Ví dụ như nguồn khách hàng đến từ:
  1. Sales
  2. Call center (Trung tâm quản lý cuộc gọi): Khách liên hệ có số điện thoại tới Hotline, Zalo, Facebook, Form website. Các số điện thoại này sẽ kết nối với hệ thống Call Center đến từng phòng kinh doanh, phòng chăm sóc khách hàng, phòng bảo hành kỹ thuật…
  3. Website: Khách tới từ Google search, chiến dịch quảng cáo, website… khách chat, để thông tin ở form, hoặc chỉ đơn giản là khách chỉ ghé thăm website.
  4. Sàn thương mại điện tử
  5. Partner (Đối tác) Đối tác giới thiệu

2. Report (báo cáo):

Báo cáo các thông tin quan trọng giúp người quản lý có những thông tin báo cáo về tình hình hoạt động của team kinh doanh và marketing. Thường bao gồm:
  1. Dashboard: (bảng điều khiển) cho phép hiển thị các thông tin báo cáo tổng quan và quan trọng để người quản lý dễ nắm bắt. Ví dụ: tổng doanh thu, tổng hoa hồng chi trả, tổng chi phí, biểu đồ doanh thu qua các tháng, biểu đồ lợi nhuận qua các tháng …
  2. Marketing Analytics (Phân tích quảng cáo): phân tích hiệu quả của các chiến dịch 1 cách tổng quan, ví dụ như: tổng chi phí marketing, tổng data nhận qua các nguồn, tỷ lệ chuyển đổi của các nguồn.
  3. Customer Profile (báo cáo tổng quan về khách hàng)
  4. Case report: Giúp đánh giá từng hoạt động, chiến dịch của đội ngũ kinh doanh

3. Sales (bán hàng)

  1. Quản lý thông tin khách hàng
  2. Quản lý KPI (theo ngày, tháng)
  3. Quản lý lộ trình tư vấn trước và sau khi mua hàng
  4. Quản lý khác: bảo hành, đổi trả, sửa chữa,khuyến mãi,..

4. Marketing:

Thể hiện các thông tin quan trọng từ hoạt động kinh doanh, số liệu này được truy xuất theo yêu cầu của người làm marketing để phân bổ ngân sách marketing và điều hướng marketing hợp lý. Sau đây là 1 ví dụ về 1 cách truy xuất thông tin:
  1. Quản lý kênh khách hàng
  2. Quản lý chiến dịch quảng cáo
  3. Quản lý nhóm ngành, nhóm sản phẩm
  4. Quản lý các chuyển đổi từ danh sách khách hàng ra đơn hàng

5. Collaboration (tích hợp):

Tính năng tích hợp với các phân hệ khác:
  1. Outlook, gmail: nhận và gửi mail
  2. Quản lý dự án: quản lý tài liệu, quản lý tác vụ, quản lý nhiệm vụ của nhân viên…

6. Support (hỗ trợ):

  1. After sales: Hỗ trợ sau bán hàng
  2. Quản lý nhiệm vụ phát sinh
  3. Quản lý lỗi hệ thống
  4. Inbound Email
  5. Knowlegde Base: kho tài liệu kiến thức, tài liệu hướng dẫn
  6. Cổng thông tin khách hàng…

7. Platform:

  1. Phân quyền người dùng
  2. Thêm sửa xóa trường dữ liệu, xuất thống kê báo cáo theo nhu cầu
  3. Layout editor & Custom fields : Tối ưu hóa quy trình làm việc phức tạp thành đơn giản với chức năng tùy chỉnh giao diện và thêm hoặc bớt trường dữ liệu

Case study: CRM call center cho 1 doanh nghiệp